Chữa bệnh nhút nhát của trẻ

Chủ nhật - 26/11/2017 16:14
ShowTopicSubImage
ShowTopicSubImage
"Khôn nhà dại chợ" là câu nói vui của nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin ở nơi đông người. Tuy nhiên, sự tự ti, không dám thể hiện bản thân vì ngại giao tiếp trong môi trường tập thể cần được thay đổi, bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bé.
Các bậc cha mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để giúp bé tự tin khi giao tiếp. Khi tự tin, bé sẽ biết mình là ai, mình muốn gì, và cần làm những gì.
Tạo sân chơi cho con
Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.
Không ép buộc con

Trẻ con nhiều khi không hiểu chuyện, nên chúng thường có nhiều câu nói không lễ phép, không trả lời, không chào hỏi hay nhiều lúc... cào cấu người lớn. Chính vì những hành động này mà chúng thường bị bố mẹ mắng và phạt. Tuy nhiên, khi chúng ta không ép buộc bé phải chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói. Thế nên, đôi khi bạn không nên ép buộc, mà hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn.

Chăm sóc con một cách toàn diện
Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút. Do đó hãy chăm chút ngoại hình của trẻ bằng cách cho con một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt nhất để bé có thể có được những nền tảng tự tin. Trang phục dành cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Bộ quần áo, hay váy vóc, giày dép, mũ nón mà bạn chuẩn bị cho trẻ, phù hợp với nơi con đến, phù hợp với vóc dáng của con, phù hợp với hoạt động của con… khiến con được bạn bè, thầy cô khen ngợi, sẽ giúp trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin hơn hẳn khi đứng trước tập thể.
Cha mẹ cũng không nên quá chăm sóc vẻ bề ngoài mà quên mất việc tạo dựng "giá trị bên trong" cho con. Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ bạn cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình. Ví dụ như bạn có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi, xem những bộ phim nội dung bổ ích… Tích tụ lâu ngày, những chất liệu này sẽ chính là “chất ngọc” giúp con bạn có được một kiến thức rộng, những suy nghĩ độc lập. Khi bé có được càng nhiều “giá trị bên trong”, những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.

Giúp con tự lập

Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy để các bé tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Cha mẹ cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan… Những công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con bạn có cơ hội được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.

Động viên con
Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin. Thay vì nói bé như vậy, bạn nên tìm cách để giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể hỏi bé “con cảm thấy thế nào” và “thế con muốn làm gì” để giúp bé cảm lấy lại bình tĩnh, sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng, khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, trẻ có thể nắm bàn tay lại hay “con hãy nghĩ, mẹ đang đứng cạnh con”…
Cùng con vượt qua khó khăn
Điều này rất cần thiết đối với bé. Cũng giống như việc bạn cần chuẩn bị tài liệu trước khi thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh, hay mỗi lần báo cáo với sếp, thì bé cũng cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc như đi học, đi đến nơi đông người, đi ăn cỗ…
Để chuẩn bị tâm lý cho bé, cha mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó như lớp học có cô giáo và rất nhiều bạn, trung tâm thương mại rất đông người và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Điều đó giúp bé hình dung phần nào nơi bé sẽ đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.
                                                                                laugh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay621
  • Tháng hiện tại6,383
  • Tổng lượt truy cập2,790,059
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây